Các hạn chế Tự_do_ngôn_luận

Đối với specific country examples, xem freedom of speech by countrycriminal speech.
Các thành viên của nhà thờ Westboro Baptist Church (pictured in 2006) đã bị cấm vào Canadaphát ngôn thù ghét.[18] Các quốc gia có luật chống lại việc không thừa nhận Holocaus

Các hệ thống pháp luật đôi khi đặt ra những hạn chế nhất định về tự do ngôn luận, đặc biệt khi tự do ngôn luận xung đột với các quyền hạn và quyền tự do khác, chẳng hạn như trong các trường hợp phỉ báng, vu khống, khiêu dâm, tục tĩu, ngôn từ gây hấnsở hữu trí tuệ. Ở Châu Âu, báng bổ bị giới hạn khỏi tự do ngôn luận.[19][20][21][22] Các biện minh cho hạn chế về tự do ngôn luận thường tham chiếu đến "nguyên tắc gây hại" hoặc "nguyên tắc xúc phạm". Các hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận có thể xảy ra thông qua hình thức xử phạt pháp lý hoặc bị xã hội lên án hoặc cả hai.[23] Một số tổ chức công cộng nhất định cũng có thể ban hành các chính sách hạn chế quyền tự do ngôn luận, ví dụ như các quy định về ngôn từ tại các trường công lập.

Trong tác phẩm Bàn về Tự do (1859), John Stuart Mill lập luận rằng "... phải tồn tại một sự tự do đầy đủ nhất về quyền bày tỏ và thảo luận, có thể được xem như một nguyên tắc đạo lý, tuy nhiên bất kỳ luận thuyết nào, nếu vô đạo đức, có thể được xem xét lại."[23] Mill lập luận rằng sự tự do biểu đạt đầy đủ nhất là cần thiết để thúc đẩy lập luận đến điểm hợp lý tận cùng của chúng, chứ không chỉ là giới hạn gượng ép của xã hội. Tuy nhiên, Mill cũng đưa ra cái được gọi là nguyên tắc gây hại, khi đặt ra hạn chế cho quyền tự do biểu đạt: "mục đích duy nhất mà quyền lực có thể được thực thi một cách chính đáng đối với bất kỳ thành viên nào của cộng đồng văn minh, ngược lại ý chí của anh ta, là nhằm ngăn chặn tổn hại cho người khác ."[23]

Năm 1985, Joel Feinberg đã giới thiệu cái được gọi là "nguyên tắc xúc phạm", và cho rằng nguyên tắc gây hại của Mill không đủ để bảo vệ chống lại những hành vi sai trái của người khác. Feinberg đã viết: “Các lý do để đề xuất một hình thức ngăn cấm tội ác luôn luôn là chính đáng bởi vì nó có thể là một cách hữu hiệu để ngăn chặn hành vi phạm tội nghiêm trọng (trái với chấn thương hoặc tổn hại) đến người khác không phải là chủ thể, và vì thế nó có thể là một điều cần thiết."[24] Do đó Feinberg lập luận rằng nguyên tắc gây hại đã cho phép tự do quá đáng và một số hình thức biểu đạt có thể bị luật pháp nghiêm cấm bởi vì chúng cực kỳ xúc phạm. Tuy nhiên, do xúc phạm một người nào đó ít nghiêm trọng hơn là làm tổn hại ai đó nên các hình phạt áp đặt cho việc gây tổn hại phải cao hơn.[24] In contrast, Mill does not support legal penalties unless they are based on the harm principle.[23] Vì mức độ mà một người bị xúc phạm có thể thay đổi, hoặc có thể là kết quả của định kiến không chính đáng, Feinberg cho rằng cần phải tính đến một số yếu tố khi áp dụng nguyên tắc xúc phạm, bao gồm: phạm vi, thời lượng và giá trị xã hội của ngôn từ, sự dễ dàng trong việc tránh được việc đó, động cơ của người nói, số người bị xúc phạm, cường độ của hành vi xúc phạm và lợi ích chung của cả cộng đồng.[23]

Cũng tương tự như Mill, Jasper Doomen đã lập luận rằng tổn hại không nên được xác định từ quan điểm của mỗi cá nhân công dân, không chỉ giới hạn trong các tổn hại về thể chất vì tổn hại phi vật lý cũng có thể xảy ra; Quan điểm phân biệt của Feinberg giữa tổn hại và hành vi xúc phạm thường bị chỉ trích là quá nhỏ nhặt.[25]

Năm 1999, Bernard Harcourt viết về sự sụp đổ của nguyên tắc gây hại: “Ngày nay các cuộc tranh luận đặc trưng với các đối số của lập luận sử dụng nguyên tắc gây hại cạnh tranh mà không có cách nào giải quyết. Không còn một lập luận trong cấu trúc tranh luận để giải quyết các yêu cầu cạnh tranh về tác hại. Nguyên tắc gây hại ban đầu không bao giờ được sử dụng để xác định tầm quan trọng tương đối của tác hại."[26]

Sự diễn giải cho cả nguyên tắc gây hại và nguyên tắc xúc phạm đối với giới hạn của tự do ngôn luận dường như là tương đối về mặc văn hóa và chính trị. Ví dụ, ở Nga, nguyên tắc gây hại và xúc phạm được sử dụng để biện minh cho Luật tuyên truyền LGBT nhằm hạn chết ngôn luận (và hành động) liên quan đến vấn đề LGBT. Một số quốc gia châu Âu luôn tự hào về tự do ngôn luận tuy nhiên, việc từ chối Holocaust bị coi là vi phạm pháp luật. Những quốc gia này bao gồm: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Hungary, Israel, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia,Thụy Sĩ và Romania.[27] Armenian Genocide denial is also illegal in some countries.

Ở Hoa Kỳ, ý kiến mang tính bước ngoạt về phát ngôn chính trị là của Brandenburg v. Ohio (1969),[28] bác bỏWhitney v. California.[29]Trong Brandenburg, Tòa Án tối cao Hoa Kì đã đề cập đến quyền được nói công khai về hành động bạo lực và cách mạng theo nghĩa rộng:

Các quyết định [của chúng tôi] áp dụng nguyên tắc rằng các đảm bảo hiến pháp đối với tự do ngôn luận và tự do báo chí không cho phép nhà nước cấm hoặc không ủng hộ việc vận động sử dụng vũ lực hoặc các hành vi phạm pháp trừ khi những vận động này hướng tới việc kích động hoặc tạo ra các hành động vô pháp và có khả năng kích động hoặc gây ra các hành động như vậy.[30]

Ý kiến ở Brandenburg đã loại bỏ thử nghiệm trước đây về "mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại" và đưa ra quyền tự do bảo vệ phát ngôn (chính trị) tại Hoa Kỳ gần như tuyệt đối.[31][32] Phát ngôn thù hận cũng được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất tại Hoa Kì, như đã quyết định trong vụ R.A.V. v. City of St. Paul, (1992), trong đó Tòa án Tối cao phán quyết rằng ngôn từ kích động thù địch được cho phép, ngoại trừ trong trường hợp bạo lực sắp xảy ra.[33] Xem Tu chính án Thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ để biết thêm thông tin chi tiết về quyết định này và bối cảnh lịch sử của nó.

Internet và xã hội thông tin

Cờ tự do ngôn luận được tạo ra trong cuộc tranh cãi Mã khóa AACS là "biểu tượng thể hiện sự hỗ trợ cho các quyền tự do cá nhân."[34]

Jo Glanville, biên tập viên của Bảng xếp hạng sự kiểm duyệt, cho rằng "Internet là một cuộc cách mạng cho kiểm duyệt cũng giống như cho tự do ngôn luận".[35] Tiêu chuẩn của các khu vực, quốc gia và quốc tế về tự do ngôn luận như một dạng của tự do biểu đạt được á dụng cho bất cứ phương tiện biểu đạt nào, bao gồm cả Internet.[9] Luật Communications Decency Act (CDA) làm năm 1996 là nỗ lực đáng ghi nhận của Hạ Viện Hoa Kỳ trong việc kiểm soát các tài liệu khiêu dâm trên Internet. Năm 1997, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã bãi bỏ một phần của luật này trong một vụ án có tính bước ngoặt về luật an ninh mạng giữa Reno và ACLU. Thẩm phán Stewart R. Dalzell, một trong 3 thẩm phán liên bang, người đã tuyên bố một phần của luật CDA là vi viến vào tháng 6 năm 1996. Ý kiến của ông như sau:[36]

Internet đã vượt xa hơn là một phương tiện để thúc đẩy tự do ngôn luận so với in ấn, hay thư từ. Bởi vì tầm quan trọng của Internet, luật CDA đã hạn chế khả năng lên tiếng của người trưởng thành trên phương tiện truyền thông này. Điều này dẫn đến sự bất dung được luật hóa. Một vài cuộc trao đổi trên internet chắc chắn kiểm tra giới hạn của các diễn ngôn thông thường. Các ngôn luận trên internet có thể không bị lọc, không bị đánh bóng, trái với tập tục, thậm chí gợi dục và thô tục- nói ngắn ngọn là không đúng đắng trong nhiều cộng đồng. Nhưng chúng ta nên mong đợi những ngôn luận đó xuất hiện trên truyền thông nơi mà các công dân từ mọi thành phần có thẻ có tiếng nói. Chúng ta nên bảo vệ sự hấp dẫn của truyền thông cũng như sự ẩn danh thứ mà phương tiện truyền thông có thể trao cho những người thường dân […] Những lập luận của tôi không loại bỏ những phương tiện bảo vệ trẻ em của chính phủ từ những nguy hiểm trên Internet. Chính phủ có thể tiếp tục bảo vệ trẻ em từ các ấn phẩm khiêu dâm trên Internet thông qua các sự nghiêm khắc của các đạo luật vốn đang tồn tại với mục đích ngăn chặn sự tục tữu và các sản phẩm khiêu dâm trẻ em. […] Như chúng ta đã biết ở buổi xét xử, tồn tại một nhu cầu thiết thực trong giáo dục công chúng về lợi ích cũng như tác ại của phương tiện truyền thông mới, và chính phủ phải làm nhiệm vụ này. Theo quan điểm của tôi, các hành động của chúng tôi hôm nay chỉ có nghĩa là sự kiểm duyệt của chính phủ với các nội dung trên Internet chỉ nên giới hạn trong các ngôn luận không được bảo vệ. […] Sự vắng mặt các quy định của chính quyền trong việc điều chỉnh các nội dung trên Internet tạo ra một kiểu hỗn loạn không thể nghi ngờ, nhưng như một trong các chuyên gia của nguyên đơn đã phản bác tại tòa: “Những thành công đã có chính là sự hỗn loạn mà Internet có. Sức mạnh của Internet là sự hỗn loạn.” Chỉ có sức mạng của Internet là sự hỗn loạn, vì vây sức mạng của tự do phụ thuộc vào sự hỗn loạn và các hợp âm hỗn loạn của một ngôn luận không bị kiểm duyệt được Tu chính án thứ Nhất bảo vệ.[36]

Tuyên bố về các nguyên tắc của Hội nghị thế giới về xã hội thông tin World Summit on the Information Society năm 2013 đã tạo ra một tài liệu tham khảo cụ thể cho tầm quan trọng của quyền tự do biểu đạt trong xã hội thông tin như sau:

Chúng tôi tái khẳng định rằng, một nền tảng quan trọng của xã hội thông tin như đã vạch ra trong Điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát, rằng mọi người đều có quyền tự do ý kiến và biểu đạt; và quyền này bao gồm quyền được bảo lưu ý kiến mà không bị can thiệp, quyền tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin, ý tưởng thông qua bất cứu phương tiện nào không phân biệt ranh giới quốc gia. Truyền thông là quá trình xã hội cơ bản, là nhu cầu cơ bản của con người và là nền tảng của tất cả các tổ chức xã hội. Nó là trung tâm của xã hội thông tin. Tất cả mọi người ở mọi nơi nên có cơ hội được tham gia và không ai nên bị loại trừ khỏi lợi ích mà Xã hội Thông tin có thể đem lại.[37]

Theo Bernt Hugenholtz và Lucie Guibault, phạm vi công cộng đang chịu áp lực từ "hàng hóa thông tin" vì thông tin có ít hoặc không có giá trị kinh tế trước đây đã có được giá trị kinh tế độc lập trong thời đại thông tin. Điều này bao gồm dữ liệu thực tế, dữ liệu cá nhân, thông tin di truyềný tưởng thuần túy. Việc hàng hóa thông tin đang diễn ra thông qua luật sở hữu trí tuệ, luật hợp đồng, cũng như luật phát thanh và viễn thông.[38]

Internet và tự do ngôn luận đang là tâm điểm khá thường xuyên gần đây. Việc Facebook và Youtube loại bỏ tài khoản của Alex Jones đã dấy lên các câu hỏi về quyền tự do ngôn luận và làm thế nào những người tự do có thể sử dụng chúng trên Internet.[39][40]

Tự do thông tin

Bài chi tiết: Freedom of information

Tự do thông tin là phần mở rộng của tự do ngôn luận nơi mà phương tiện biểu đạt là Internet. Tự do thông tin có thể được đề cập đến quyền riêng tư trên Internet và các công nghệ thông tin. Cùng với quyền tự do biểu đạt, quyền tiêng tư được công nhận như một quyền con người và tự do thông tin được hiểu như một sự mở rộng của quyền này.[41] Tự do thông tin có thể liên quan đến sự kiểm duyệt thông tin trong một bối cảnh công nghệ thông tin cụ thể, ví dụ như khả năng truy cập vào các nội dung của một trang mạng mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế.[42]

Tự do thông tin cũng gồm cả việc được bảo vệ rõ ràng bởi các luật như Tự do thông tin và bảo vệ quyền riêng tư của Ontario ở Canada.[43]

Kiểm duyệt Intetnet

Khái niệm tự do thông tin đã nổi lên để đáp lại các kiểm duyệt của nhà nước, điều khiển và theo dõi trên internet. Kiểm duyệt internet bao gồm sự kiểm soát và đàn áp các ấn phẩm hoặc việc truy cập thông tin trên Internet.[44] Hiệp hội tự do Internet toàn cầu Global Internet Freedom Consortium yêu cầu loại bỏ việc ngăn chặn các dòng chảy thông tin ở những “xã hội đóng” mà họ liệt kê.[45] Theo Tổ chức các quốc gia không biên giới “danh sách kẻ thù của Internet” liệt kê các quốc gia sau trong việc tham gia vào việc kiểm duyệt Internet một cách phổ biến: Trung Quốc, Cuba, Iran, Myanmar, Bắc Hàn, Saudi Arabia, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và Việt Nam.[46]

Một ví dụ được công bố rộng rãi về kiểm duyệt internet là "Tường lửa vĩ đại của Trung Quốc" (liên quan đến cả vai trò của nó như một tường lửa mạngVạn Lý Trường Thành cổ đại của Trung Quốc). Hệ thống chặn nội dung bằng cách ngăn chặn các địa chỉ IP được chuyển qua và bao gồm các máy chủ proxy và tường lửa tiêu chuẩn tại các cổng Internet. Hệ thống cũng chọn lọc tham gia đầu độc DNS khi các trang web cụ thể được yêu cầu. Chính phủ dường như không kiểm tra một cách có hệ thống nội dung Internet, vì điều này dường như không thực tế về mặt kỹ thuật.[47] Kiểm duyệt Internet tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thực hiện theo nhiều luật và quy định hành chính khác nhau, bao gồm hơn sáu mươi quy định hướng vào Internet. Các hệ thống kiểm duyệt được triển khai mạnh mẽ bởi các chi nhánh của các ISPs, công ty kinh doanh và tổ chức thuộc sở hữu nhà nước.[48][49]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự_do_ngôn_luận http://www.cbc.ca/1.703285 http://www.chinaeclaw.com/english/showCategory.asp... http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?n... http://freespeechdebate.com http://www.thestandard.com/news/2008/01/14/industr... http://akademie.dw.de/navigator http://scholarlycommons.law.northwestern.edu/cgi/v... http://smu.edu/bridwell_tools/specialcollections/H... http://smu.edu/bridwell_tools/specialcollections/H... http://smu.edu/bridwell_tools/specialcollections/H...